KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU KHOA NỘI HÔ HẤP

Bệnh phổi kẽ (Interstitial lung disease) một căn bệnh nguy hiểm còn ít được quan tâm
  12:02 11/11/2021
Bệnh phổi kẽ (interstitial lung disease - ILD) còn gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa (diffuse parenchymal lung disease -DPLD) là tên chung của một nhóm bệnh gây tổn thương tổ chức kẽ của phổi (vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu phổi). Tổ chức kẽ phổi bao gồm biểu mô phế nang, biểu mô mao mạch phổi, màng nền, tổ chức quanh mạch máu và quanh hệ lympho. Bình thường khi phổi bị tổn thương sẽ kích thích quá trình sửa chữa hàn gắn, nhưng ở bệnh nhân bị bệnh phổi kẽ thì quá trình sửa chữa hàn gắn đó lệch lạc dẫn đến tổ chức quanh phế nang hình thành sẹo và dày lên bất thường. Chính vì thế, màng phế nang mao mạch dày lên và xơ hóa dẫn đến trao đổi oxy qua đó gặp khó khăn. Thuật ngữ “Bệnh phổi kẽ” cũng nhằm để phân biệt với các bệnh đường thở tắc nghẽn.
Điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thế nào để dự phòng đợt cấp?
  09:06 01/11/2021
Năm 1992, thuật ngữ “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (COPD- Chronic Obstructive Lung Disease) đã được Tổ chức Y tế thế giới nhất trí sử dụng trong chẩn đoán và thống kê bệnh tật trên toàn thế giới. Đến năm 1995, thuật ngữ này đã được dùng phổ biến trên toàn cầu. Từ năm 2001 đến nay, chiến lược toàn cầu về COPD (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease- GOLD) đã đưa ra các định nghĩa hoàn chỉnh về COPD.
Điều trị corticosteroid tại chỗ cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
  15:10 23/09/2021
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary disease- COPD) là một bệnh phổ biến có thể phòng và điều trị được. COPD là một bệnh có đặc điểm đặc trưng có các triệu chứng hô hấp mạn tính và giảm tốc độ dòng khí thở do biến đổi bất thường ở đường thở và phế nang mà nguyên nhân do phơi nhiễm với bụi và khí độc hại.
Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý gì trong đại dịch COVID-19?
  15:07 30/08/2021
Từ cuối năm 2019 đến nay, đại dịch toàn cầu do chủng virus corona mới (SARS- COVID 2) gây ra hết sức nguy hiểm và gây nhiều trường hợp mắc cũng như tử vong trên toàn thế giới đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao những người có các bệnh lý nền mạn tính. Càng quan trọng hơn đối với các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khi bệnh nhân đã có tổn thương thực thể không hồi phục ở cả nhu mô phổi và ở đường thở (cây khí- phế quản) dẫn đến giảm chức năng hô hấp gây hậu quả giảm cung cấp Oxy và thải khí Cacbonic cho cơ thể nên khi phổi lại bị viêm do Covid sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này.
Ung thư phổi liệu có thể trở thành một “Bệnh Hô hấp mạn tính”?
  08:16 03/08/2021
Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn với các triệu chứng trên lâm sàng như ho, đau ngực, khó thở, sút cân... Mặc dù đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán sớm và điều trị, tuy nhiên, chỉ khoảng 19% bệnh nhân ung thư phổi nói chung có thời gian sống thêm ≥ 5 năm ở tất cả các giai đoạn được chẩn đoán. Đối với giai đoạn IV, thời gian sống thêm 5 năm rất thấp, chỉ khoảng 2%. Với tiên lượng xấu như vậy, bài toán được đặt ra không chỉ dừng lại ở vấn đề điều trị khi đã phát hiện ra bệnh mà dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện UTP ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Giá trị của một số dấu ấn sinh học trong chẩn đoán ung thư phổi đang được làm tại Bệnh viện TƯQĐ 108
  15:01 18/09/2015
Các dấu ấn ung thư (tumour markers) là những chất thường có bản chất peptide, được tiết ra bởi các tế bào ung thư, chúng thường không có hoặc có với nồng độ rất thấp trong huyết thanh của người bình thường. Dưới đây là một số dấu ấn ung thư hay được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư phổi.