Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây (Standard Precautions and Transmission-Based Precautions)

  05:33 PM 23/04/2024
Đầu thập niên 1980, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã công bố ca đầu tiên bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV), sau đó bùng phát thành dịch bệnh HIV. CDC đưa ra các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh với chiến dịch phòng ngừa gọi là phòng ngừa phổ thông (univeral precautions), nhằm phòng ngừa lây truyền virus qua đường máu. Theo hướng dẫn này máu được xem như là nguồn lây truyền virus gây bệnh qua đường máu quan trọng nhất và dự phòng những phơi nhiễm qua đường máu là cần thiết. Về sau, đến 1995, Hội đồng tư vấn về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện HICPAC (Hospital Infection Control Practices Advisory Committee) đã đưa ra khái niệm phòng ngừa chuẩn (Standard Precautions).

 

Hình 1. Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây, áp dụng cho bệnh COVID-19 tại Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm (A4) – Bệnh viện TWQĐ 108

Phòng ngừa chuẩn mở rộng khuyến cáo phòng ngừa không chỉ qua đường máu mà qua cả các chất tiết từ cơ thể.  Việc thực hiên phòng ngừa này là chiến lược đầu tiên giúp cho việc kiểm soát lây nhiễm chéo qua máu, dịch cơ thể, dịch tiết và chất tiết trừ mồ hôi cho dù chúng có nhìn thấy có chứa máu hay không, và da không lành lặn và niêm mạc.  Đây là phòng ngừa quan trọng nhất, nhằm hạn chế cả sự lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang môi trường hoặc từ môi trường sang người. Khi xác định hoắc nghi ngờ người bệnh mắc các tác nhân gây bệnh có đường lây truyền thì áp dụng bổ sung các biện pháp phòng ngừa theo đường lây.

1. Phòng ngừa chuẩn

Phòng ngừa chuẩn bao gồm các biện pháp phòng ngừa áp dụng cho tất cả những bệnh nhân, gồm cả người bệnh không có biểu hiện của bệnh lý lây nhiễm hoặc rất ít khả năng lây nhiễm. 

Phòng ngừa chuẩn bao gồm:

+ Rửa tay trước và sau khi chăm sóc mỗi người bệnh; dù có hay không có mang gang.

+ Sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân (vd găng, áo choàng, khẩu trang và mắt kính bảo vệ) khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết.

+ Sử dụng vệ sinh hô hấp khi người bệnh bệnh hoặc nhân viên y tế bị ho hoặc có dịch tiết đường hô hấp, bao gồm: che mũi và miệng khi ho, bỏ khăn giấy đã sử dụng vào đúng vị trí và thực hành vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp. Việc sử dụng khẩu trang và cách ly không gian đối với bệnh nhân có triệu chứng hô hấp ở khu vực chờ cũng phải được đảm bảo.

+ Thực hành tiêm an toàn và bỏ kim tiêm hoặc dụng cụg sắc nhọn một cách an toàn vào hùng đựng chyên dụng không thấm nước. Dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn/kim.

+ Xắp xếp và cách ly bệnh nhân phù hợp: Xắp xếp bệnh nhân thành các khu vực theo đường lây nhiễm của bệnh, với bệnh lây nhiễm quan trọng cần được xắp xếp vào khu vực riêng và có biến cảnh báo. Cách ly cách nhân ngay khi nghi ngờ bệnh chứ không chờ chẩn đoán xác định.

+ Các biện pháp khác liên quan đến vệ sinh môi trường: tái sử lý và tiệt trùng thích hợp các dụng cụ chăm sóc bệnh nhân; xử lý, vận chuyển thích hợp đồ vải bẩn sử dụng lại; làm sạch mội trường và các dụng cụ của bệnh nhân; xử lý chất thải thích hợp.

2. Phòng ngừa theo đường lây

Biện pháp phòng ngừa theo đường lây là biện pháp phòng ngừa bậc 2, được áp dụng bổ sung cho phòng ngừa chuẩn với người bệnh nghi ngờ hoặc chắc chắn nhiễm hay mang tác nhân cần kiểm soát theo đường lây, cụ thể:

- Phòng ngừa bệnh lây đường tiếp xúc (Contact precautions):

+ Đảm bảo cách ly bệnh nhân ở không gian riêng, hoặc người có cùng nguy cơ trong một khu vực, đảm bảo khoảng cách giữa người bệnh và đặt biển cảnh báo.

+ Sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân phù hợp: găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc vật dụng của người bệnh, mang phòng hô cá nhân khi vào buồng bệnh.

+ Hạn chế di chuyển người bệnh khỏi buồng bệnh. Khi cần di chuyển thì bao phủ các vùng bị nhiễm trùng hoặc vùng mang tác nhân truyền nhiễm.

+ Ưu tiên vệ sinh là khử trùng buồng bệnh (tốt nhất là khử trùng hang ngày hoặc ít nhất là trước khi bệnh nhân khác sử dụng), ưu tiên khử khuẩn bề mặt và các vật dụng, trang thiết bị được sử dung cho người bệnh.

- Phòng ngừa bệnh lây qua giọt bắn (Droplet precautions): sử dụng khi chăm sóc người bệnh nhiễm tác nhân gây bệnh lây truyền qua giọt bắn. Lây truyền qua giọt bắn (droplet) xảy ra khi mầm bệnh từ chất tiết của đường hô hấp của người bệnh bắn vào mắt, mũi hoặc miệng hoặc qua vết cắt trên da của người khác. Các giọt bắn này có thể gây vấy nhiễm môi trường chung quanh một thời gian nhất định (tùy theo mầm bệnh), những bề mặt như mặt bàn, nắm cửa, bàn phím máy tính, điện thoại, tay vịn cầu thang...., từ đó một người khác có thể bị lây nhiễm thông qua bàn tay tiếp xúc với những vật dụng và bề mặt đã vấy nhiễm sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Những bệnh điển hình lây truyền theo con đường này là những bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus, điển hình như: Bệnh Cúm, SARS, MERS CoV, COVID-19....

+  Kiểm soát nguồn: Đeo khẩu trang cho người bệnh

+ Cách ly người bệnh, đảm bảo nguyên tắc cách ly theo từng người bệnh hoặc theo mặt bệnh.

+ Sử dụng bảo hộ cá nhân và khẩu trang y tế phù hợp khi vào khu vực chăm sóc người bệnh.

+ Hạn chế di chuyển người bệnh ra khổi khu vực khi còn trong thời kỳ lây nhiễm, nếu bắt buộc phải di chuyển phải đảm bảo áp dụng các phương pháp phòng hộ trên người bệnh (khẩu trang, đồ phòng hộ cá nhân, …) và hướng dẫn người bệnh đảm bảo vệ sinh hô hấp.

+ Vệ sinh và khử trùng bề mặt và dụng cụ y tế có liên quan đến người bệnh.

- Phòng ngừa bệnh lây đường không khí (Airborne precautions): sử dung khi chăm sóc người bệnh nhiễm các tác nhân lây qua đường không khí. Lây truyền qua không khí (airborne) xảy ra khi mầm bệnh bay trong không khí sau khi một người đang bị nhiễm bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Những mầm bệnh đó có thể lơ lững trong không khí và được người chung quanh hít vào ngay cả sau khi người bệnh ban đầu không còn ở gần đó nữa. Bệnh điển hình lây truyền qua không khí như lao, sởi, bạch hầu, ho gà… Các biện pháp phòng ngừa ưu tiên bao gồm:

+ Kiểm soát nguồn: đeo khẩu trang cho bệnh nhân.

+ Đảm bảo bố trí bệnh nhân thích hợp trong phòng cách ly lây nhiễm qua không khí được xây dựng theo Hướng dẫn Phòng ngừa Cách ly (Phòng đảm bảo thông khí một chiều hoặc phòng áp ực âm). Ở những nơi không thể thực hiện Biện pháp phòng ngừa này do nguồn lực kỹ thuật hạn chế, việc đeo khẩu trang cho bệnh nhân và đặt bệnh nhân vào phòng riêng có cửa đóng sẽ làm giảm khả năng lây truyền qua không khí cho đến khi bệnh nhân được chuyển đến cơ sở đảm bảo.

+ Hạn chế nhân viên chăm sóc sức khỏe dễ bị tổn thương (mang thai, suy giảm miễn dịch …) vào phòng của bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây theo đường hô hấp như sởi, thủy đậu, lao, covid-19 hoặc bệnh đậu mùa.

+ Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) một cách thích hợp, bao gồm mặt nạ phòng độc N95 hoặc cao hơn phù hợp cho nhân viên y tế.

+ Hạn chế vận chuyển và di chuyển bệnh nhân ra ngoài phòng. Nếu cần phải vận chuyển hoặc di chuyển bên ngoài khu vực cách ly, hãy hướng dẫn bệnh nhân đeo khẩu trang phẫu thuật, và tuân thủ quy tắc vệ sinh hô hấp.

+ Tiêm chủng cho những cho đối tượng có nguy cơ cao để phòng ngừa bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin (ví dụ: bệnh sởi, thủy đậu hoặc đậu mùa).

 Như vậy, phòng ngừa chuẩn là biện pháp được áp dụng thường quy cho tất cả nhân viên y tế khi chăm sóc người bệnh, được áp dụng ở toàn bộ cơ sở chăm sóc y tế, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm tác nhân gây bệnh cho người bệnh cũng như cho cộng đồng. Khi chăm sóc người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mặc các bệnh truyền nhiễm thì thường được chăm sóc tại chuyên khoa Truyền nhiễm và được áp dụng bổ sung các biện pháp phòng ngừa theo đường lây truyền giúp bảo vệ người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

Nguồn dịch: https://www.cdc.gov/infectioncontrol/basics/standard-precautions.html#print

 

ĐD. Nguyễn Thị Phương, ĐD Nguyễn Thị Huyền

Khoa Bệnh lây đường máu (A4A) - Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm

Chia sẻ