Nghiên cứu kết quả triệt đốt ngoại tâm thu thất phải bằng năng lượng sóng có tần số radio dựa trên kỹ thuật lập bản đồ nội mạc cơ tim ba chiều

  07:47 AM 03/05/2024

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu  kết quả triệt đốt ngoại tâm thu thất phải bằng năng lượng sóng có tần số radio dựa trên kỹ thuật lập bản đồ nội mạc cơ tim ba chiều

Ngành/chuyên ngành: Nội khoa/Nội tim mạch

Mã số: 9720107

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Tuấn

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. PGS.TS. Phạm Quốc Khánh

2. PGS.TS. Phạm Trường Sơn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Lần đầu tiên sử dụng lập bản đồ 3D trong triệt đốt NTTT được thực hiện trên 152 bệnh nhân tại Việt Nam và báo cáo đầy đủ về hiệu quả việc, tính an toàn và giảm chiếu tia khi sử dụng phương pháp này. Sau thời gian nghiên cứu từ 1/2019 đến 06/2023, chúng tôi rút ra một số điểm mới đóng góp cho chuyên ngày như sau:

1. Đặc điểm điện tim của NTTT ở ĐRTP: D2, D3, aVF dương; aVL, aVR âm; chuyển tiếp ở V4 chiếm 60,7%; NTTT ở thành bên QRS rộng hơn thành vách, tỷ lệ QRS dương ở chuyển đạo D1 thành bên cao hơn thành vách (65% so với 31,4%); NTTT ở thành trước tỷ lệ QRS âm ở D1 cao hơn so với thành sau (82,4% so với 18,1%).

2. Đặc điểm điện tim của NTTT ngoài ĐRTP: QRS của NTTT ở các chuyển đạo D2, D3 có thể: cùng dương, cùng âm hoặc ngược chiều; aVL có QRS dương 100%; độ rộng QRS nhỏ hơn nhóm ĐRTP (122 ±15,5 ms so với 136,7 ± 14,5 ms); NTT có chuyển đạo chuyển tiếp sớm hơn so nhóm ĐRTP, hầu hết chuyển tiếp ở V2, V3 (85,7%).

3. Đặc điểm điện sinh lý: NTTT ở ĐRTP hầu hết khởi phát từ thành trước (64,8%) và thành vách (72,4%): NTTT ở ngoài ĐRTP có 7 ca đều gặp ở vòng VBL, vùng vách có 6 ca, thành bên 1 ca. NTTT khởi phát ở cả 3 vùng điện thế khác nhau: vùng điện thế thấp, ranh giới và cao.

4. Hiệu quả triệt đốt: NTTT ở ĐRTP có tỷ lệ thành công cao ở cả 2 phương pháp lập bản đồ: phương pháp 2D là 88,2%, phương pháp 3D 93,3%, Tỷ lệ tái phát muộn ở nhóm 2D cao hơn so với nhóm 3D (7,1% so với 1,7%). Nhóm ngoài ĐRTP tỷ lệ thành công thấp hơn 71,4%. Về triệu chứng lâm sàng trước đốt 100% có triệu chứng, sau đốt chỉ còn 16,4% có triệu chứng nhưng nhẹ hơn, ngất không còn bệnh nhân nào mắc phải.

5. Nhóm bệnh nhân đặc biệt: nhóm có thai và nhóm NTTT tái phát từ phương pháp 2D được triệt đốt thành công nhờ phương pháp 3D.

6. An toàn thủ thuật: trong 152 bệnh nhân triệt đốt chỉ có 5 ca có biến chứng, trong đó 4 ca liên quan chọc mạch: 3 ca hematoma, 1 ca giả phình động mạch; 1 ca blốc nhánh phải. Chúng tôi không có ca nào bị biến chứng lớn như: tràn dịch mang tim, thủng tim, blốc nhĩ thất độ cao.

7. Thời gian chiếu tia: giảm đáng kể ở nhóm sử dụng phương pháp lập bản đồ 3D so với phương pháp lập bản đồ 2D (4,2 ± 3,7 phút so với 11,0 ± 8,4 phút). Trong nhóm sử dụng bản đồ 3D, nhóm NTTT khởi phát từ ngoài ĐRTP thời gian chiếu tia kéo dài hơn (7,3 ± 3,9 phút so với 3,8 ± 3,5 phút).

Kết luận: Phương pháp lập bản đồ 3D là phương pháp cho hiệu quả cao và an toàn trong triệt đốt NTTT, ngoài ra đây còn là phương pháp giảm được chiếu tia X đáng kể lên bệnh nhân và nhân viên y tế, điều này được ứng dụng trên bệnh nhân nhạy cảm tia X như: phụ nữ có thai và trẻ em.

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Research ablated effect of premature ventricualar contractions from right ventricle by radio frequency energy based on cardiac chamber 3-dimentions electroanatomy mapping.

Speciality: Cardiology

Code: 9720107

Name of graduate student: Nguyen Xuan Tuan

Name of supervisor:

1. Associate Professor. Pham Quoc Khanh

2. Associate Professor. Pham Truong Son

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

The first time using 3D mapping in PVC ablation was performed on 152 patients in Vietnam and fully reported on the effectiveness, safety and reduction of radiation exposure when using this method. After a research period from January 2019 to June 2023, we have found some new points to contribute to cardiac field as follows:

1. Electrocardiographic characteristics of PVC in the RVOT: QRS of PVC in D2, D3, aVF positive and in aVL, aVR negative; transition in V4 accounts for 60.7%; QRS of PVC in the lateral wall is wider than the QRS of septal wall, the rate of positive QRS in lead D1 in the lateral wall is higher than the septal wall (65% vs. 31.4%); PVC in the anterior wall has a higher rate of negative QRS in D1 than in the posterior wall (82.4% vs. 18.1%).

2. Electrocardiographic characteristics of PVC in non-RVOT: QRS of PVC in leads D2 and D3 can be: positive, negative or opposite; aVL has 100% positive QRS; QRS width was smaller than in group non-RVOT (122 ± 15.5 ms vs. 136.7 ± 14.5 ms); PVC had earlier transition leads than the RVOT group, most transitioned in V2 and V3 (85.7%).

3. Electrophysiologic characteristics: PVC in RVOT mostly originate from the anterior wall (64,8%) and septal wall (72,4%). There are 7 patients of non-RVOT, all of them come from Tricuspid annular, 6 patients with PVC in the septal area, 1 patient in lateral region. PVCs begins in all three differiential zones: low-voltage, borderline, high-voltage.

4. Ablated effect of PVC ablation: PVC in RVOT has a high success rate in both mapping methods: the 2D method is 88.2%, the 3D method is 93.3%, the late recurrence rate in the 2D group is higher than the 3D group. (7.1% vs. 1.7%). The group of non-RVOT had a lower success rate of 71.4%. Regarding clinical symptoms before burning is 100% patients, after burning, only 16.4% had symptoms but were milder, no patient had fainting.

5. Special patient groups: the pregnant group and the group of recurrent PVC from the 2D method were successfully ablated using the 3D method.

6. Procedure safety: in 152 ablation patients, only 5 cases had complications, of which 4 cases were related to vessels puncture: 3 cases of hematoma, 1 case of pseudoaneurysm; 1 case of right bundle branch block. We did not have any cases with major complications such as: cardiac effusion, cardiac perforation, or high-grade atrioventricular block.

7. Radiation time: significantly reduced in the group using the 3D mapping method compared to the 2D mapping method (4.2 ± 3.7 minutes compared to 11.0 ± 8.4 minutes). In the group using 3D maps, the group PVC started from outside the RVOT, radiation time was longer (7.3 ± 3.9 minutes compared to 3.8 ± 3.5 minutes).

Conclusion: The 3D mapping method is a highly effective and safe method in ablation of PVC, in addition, this is also a method that significantly reduces X-ray exposure to patients and medical staff. Application on X-ray sensitive patients such as pregnant women and children is more useful.

Chia sẻ