Kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ điều trị tứ chứng Fallot ở trẻ dưới 1 tuổi

  12:29 PM 27/11/2023

Tên đề tài luận án: Kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ điều trị tứ chứng Fallot ở trẻ dưới 1 tuổi.

Chuyên ngành: Ngoại lồng ngực

Mã số:  9720104

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Thành    

Người hướng dẫn: 

1. PGS.TS. Nguyễn Sinh Hiền

2. PGS.TS. Mai Văn Viện

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

 

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Là công trình nghiên cứu thực hiện trên nhóm trẻ dưới 1 tuổi với cỡ mẫu lớn, có thời gian theo dõi tới 3-5 năm, cung cấp số liệu theo dõi khách quan và đa dạng cho đánh giá kết quả sau phẫu thuật. Chính nhờ thế, kết quả nghiên cứu có tính mới, đóng góp những bằng chứng quan trọng cho thực hành trong tương lai. Ngoài việc mô tả và đánh giá kết quả phẫu thuật tứ chứng Fallot – một bệnh tim bẩm sinh phức tạp được thực hiện tại một Bệnh viện tuyến Trung ương như trong các nghiên cứu khác, nghiên cứu này có sự chuyển giao kỹ thuật và ứng dụng tại một bệnh viện tuyến tỉnh. Điều này không chỉ góp phần giảm tải quá tải Bệnh viện tuyến trung ương mà còn làm giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các địa phương.

Nghiên cứu cho thấy có các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật đặc trưng của bệnh tứ chứng Fallot: Triệu chứng tím các mức độ khác nhau (84,3%), cơn tím 40% trong đó cơn ngất chỉ chiếm 7,8%. Bệnh nhân không có triệu chứng thiếu oxy mạn như ngón tay dùi trống, ngồi xổm, biến chứng áp xe não,...Bệnh nhân chủ yếu có mức độ suy tim I và II theo Ross. Tiếng thổi tâm thu ở tất cả bệnh nhân. Trên phim chụp X-quang thấy hình ảnh phổi sáng 48,7%, và tim hình hia 26,1%. Điện tâm đồ 100% nhịp xoang, 39,1% có dày thất phải. Kết quả siêu âm tim cho thấy lỗ thông liên thất lớn với chỉ số TLT/ĐMC ≥ 0,5 chiếm 97,4% và hầu hết ở vị trí quanh màng (98,3%). Kích thước hệ ĐMP cho thấy: Tỷ lệ có giá trị Z vòng van ĐMP dưới -2 là 50,4%; thân ĐMP là 51,3%; nhánh trái và phải ĐMP chỉ là 7,8% và 1,7%. Chênh áp TP – ĐMP trung bình là 83,7±20,8 mmHg. Chỉ số giãn thất phải 0,62 ±0,14

Kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot: Phẫu thuật tiếp cận qua đường nhĩ phải và động mạch phổi được thực hiện ở tất cả bệnh nhân nghiên cứu. Thời gian cặp ĐMC, THNCT trung bình lần lượt là 73,4 ±22,4 phút và 99,3 ±26,9 phút. Thời gian thở máy trung bình 48,4 ± 69,1 giờ, trong đó thời gian thở máy trước 24 giờ chiếm tỷ lệ 45,2%. Hội chứng cung lượng tim thấp là biến chứng hay gặp 26,1%. Tỷ lệ rối loạn nhịp 9,6% chủ yếu là nhịp nhanh bộ nối, không có trường hợp nào block nhĩ thất hoàn toàn. Tỷ lệ chảy máu sau mổ trong nghiên cứu này là 4,3%, hầu hết được điều trị bằng nội khoa và truyền máu. Tỷ lệ tử vong sớm sau mổ thấp 0,9%. Kết quả trung hạn: hở van ĐMP nặng khi ra viện 10,5%, theo dõi sau 3 năm tăng lên 22,5%. Mở rộng qua vòng van là yếu tố có liên quan đến mức độ hở van ĐMP nặng. Chênh áp tối đa qua van động mạch phổi, chỉ số giãn thất phải có xu hướng giảm dần theo thời gian. Có 1,7% bệnh nhân phải mổ lại, nguyên nhân do hẹp đường ra thất phải tồn lưu tái phát. Không có tử vong trong thời gian theo dõi.

 

 

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Surgical Outcomes of Complete Repair for Tetralogy of Fallot in Children Under One Year Old.

Speciality: Thoracic Surgery

Code: 9720104

Name of graduate student: Nguyen Huu Thanh   

Name of supervisor: 

Assioc Prof. MD. PhD. Nguyen Sinh Hien

Assioc Prof. MD. PhD. Mai Văn Vien

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

This research is conducted based on a group of children under one year old with a large sample size in the period of follow-up to 3 or 5 years. It also provides the key objectives and a great diversity of data for evaluating postoperative outcomes. Thanks to this, the research results are novel and contribute significant evidences for future practice. In addition to describing and evaluating the results of Tetralogy of Fallot repair – a complex congenital heart disease performed at a Central-level Hospital as in other studies, this research involves the technical transfer and application at a provincial-level Hospital. This research helps not only to alleviate the burden on the Central-level Hospital but to minimize costs and to enhance access to healthcare services for people in local areas as well.

The research shows some clinical symptoms and paraclinical characteristics specific to Tetralogy of Fallot: Cyanosis of varying degrees (84.3%), with cyanotic spells in 40%, among which syncope accounts for only 7.8%. Patients do not exhibit cyanosis-related symptoms such as clubbing, squatting, cerebral thromboembolism, etc. Most patients have Ross Class I and II heart failure. Systolic murmurs are present in all patients. Chest X-rays reveal clear lung fields in 48.7% and boot-shaped heart in 26.1%. ECG shows sinus rhythm in 100%, 39.1% have right ventricular hypertrophy. Echocardiography results show a large ventricular septal defect with the ratio between the diameter of the defect and the aortic root diameter ≥ 0.5 in 97.4%, mostly around the membranous area (98.3%). Pulmonary artery size indicates: The percentage of Z-score values for pulmonary valve annulus below -2 is 50.4%; pulmonary artery trunk is 51.3%; left and right pulmonary artery branches are 7.8% and 1.7%, respectively. Mean right ventricular to pulmonary artery pressure gradient is 83.7±20.8 mmHg. Right ventricular dilation index is 0.62±0.14.

Surgical outcomes of complete Tetralogy of Fallot repair: The surgery performed through the right atrium and pulmonary artery in all studied patients. The mean aortic cross-clamp time and extracorporeal circulation time are 73.4 ± 22.4 minutes and 99.3 ± 26.9 minutes, respectively. The mean mechanical ventilation time is 48.4 ± 69.1 hours, of which 45.2% is within the first 24 hours. Low cardiac output syndrome is a common complication, occurring in 26.1%. Arrhythmia disturbances occur in 9.6%, mainly junctional tachycardia, with no complete atrioventricular block cases. Postoperative bleeding rate in this study is 4.3%, mostly managed with conservative treatment and blood transfusion. Early postoperative mortality rate is low at 0.9%. Mid-term results show severe pulmonary valve insufficiency at discharge in 10.5%, increasing to 22.5% after three years of follow-up. Pulmonary valve annulus expansion is associated with the severity of pulmonary valve insufficiency. Maximum right ventricular to pulmonary artery pressure gradient and right ventricular dilation index tend to decrease over time. 1.7% of patients require reoperation, mainly due to residual right ventricular outflow tract obstruction. There were no deaths during the follow-up period.

Chia sẻ