THÔNG TIN Y HỌC (A7-B)

Phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da
  14:13 25/02/2020
Xẹp, phù nề thân đốt sống là một trong những biến chứng thường gặp do loãng xương, sau chấn thương hoặc do các tổn thương bệnh lý khác (U máu thân đốt, tổn thương thứ phát do di căn..) trên nền bệnh nhân loãng xương, gây đau lưng nhiều cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Kỹ thuật vi phẫu giải ép mạch máu – thần kinh điều trị đau dây thần kinh số V nguyên phát
  20:14 29/01/2018
Đau dây thần kinh số V (trigeminal neuralgia) là tình trạng đau xảy ra ở một hay nhiều vùng chi phối cảm giác của dây thần kinh số V. Theo Tổ chức Quốc tế các bệnh hiếm (NORD), tỷ lệ mắc bệnh này ở Hoa Kỳ khoảng 4-5/100.000 dân. Theo bệnh nguyên, đau dây V được chia làm 2 loại chính: Đau dây V nguyên phát (idiopathic) và đau dây V thứ phát (do khối u, dị dạng mạch, sau can thiệp vùng hàm - mặt…). Trong đó, đau dây V nguyên phát (hay còn gọi là vô căn) chiếm tỷ lệ chủ yếu, khoảng 90%.
Kỹ thuật chọc hút máu tụ, bơm chất tiêu sợi huyết (rt-PA) dưới hướng dẫn của hệ thống định vị không khung (Navigation) điều trị xuất huyết não tự phát
  23:57 04/07/2017
Các nghiên cứu cho thấy, bệnh lý đột quỵ não tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Theo Nguyễn Đức Hinh (1998) tần suất đột quỵ não tại Việt Nam là 161/100.000, trong đó xuất huyết não (XHN) tự phát là thể bệnh thường gặp nhất trong tất cả các đột quỵ não (10 - 30%) với tỉ lệ biến chứng và tử vong trong vòng 30 ngày đầu dao động từ 30 - 50%. Điều trị XHN bao gồm các phương pháp nội khoa và phẫu thuật (PT), trong đó nội khoa đóng vai trò chủ yếu. Điều trị PT bao gồm các phương pháp: Mở sọ giải áp có hoặc không lấy máu tụ; chọc hút, dẫn lưu ổ máu tụ; dẫn lưu não thất (dẫn lưu mở ra ngoài hoặc dẫn lưu kín vào ổ bụng)... đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp nội sọ, giải chèn ép não, giúp giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao khả năng phục hồi các triệu chứng thần kinh của bệnh nhân (BN).
Phẫu thuật nội soi lấy u tuyến yên qua đường xoang bướm
  18:53 21/05/2017
U tuyến yên là các khối u xuất phát từ thùy trước tuyến yên. Theo nhiều nghiên cứu, u tuyến yên chiếm 5-15%/ tổng số các u nội sọ nguyên phát, đứng hàng thứ ba sau u tế bào thần kinh đệm (Glioma) và u màng não (Meningioma). Trong đó, hơn 99% là u lành tính và thường phát triển rất chậm. Về lâm sàng, u tuyến yên được chia thành 2 nhóm chính là: u không tăng tiết và u tăng tiết hormone. Nếu là u tăng tiết, biểu hiện lâm sàng sớm là các rối loạn nội tiết như vô sinh, vô kinh, tăng tiết sữa, to cực… Nếu là u không tăng tiết thì thường phát hiện muộn bởi các dấu hiệu về mắt như giảm thị lực, thu hẹp thị trường.