Điều trị phẫu thuật sai khớp cùng – đòn

  10:25 AM 04/09/2015

Sai khớp cùng - đòn là tổn thương rất thường gặp (chiếm 20-25% trong các loại sai khớp), nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, khi bệnh nhân ngã đập vai xuống đường.
Khi gặp sai khớp cùng - đòn bệnh nhân sẽ rất đau khi vận động khớp vai, nhìn thấy đầu ngoài xương đòn nhô lên cao ở bờ ngoài vai.

Về điều trị:
- Điều trị bảo tồn:
Khi đã bị sai khớp cùng đòn tùy mức độ di lệch mà có phương pháp điều trị tương ứng, nếu chỉ sai khớp ở mức độ I,II (chỉ dãn hoặc đứt dây chằng cùng - đòn hoặc dây chằng quạ - đòn, tương ứng di lệch ½ thân xương đòn) thì có thể điều trị bảo tồn thành công bằng đeo đai số 8.

- Điều trị phẫu thuật:
Được chỉ định ở các loại sai khớp cùng - đòn di lệch mức độ lớn (tương ứng độ III - độ VI) mà không có chỉ định điều trị bảo tồn. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật khác nhau như: phẫu thuật bằng phương pháp néo ép số 8, găm đinh Kirschner ... với phương pháp điều trị trên sẽ để lại nhiều tai biến và biến chứng như bị tụt đầu đinh, đứt đây thép và thất bại trong điều trị. Để khắc phục những nhược điểm trên, Khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng hợp đã triển khai phương pháp điiều trị mới đó là sử dụng nẹp khóa móc xương đòn, với phương tiện này đã giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, cố định khớp cùng - đòn vững chắc và đặc biệt cho bệnh nhân vận động khớp vai sớm nên tránh được di chứng hạn chế vận động khớp vai.


Một số hình ảnh của kỹ thuật:

 

 

 
TS.BS. Nguyễn Năng Giỏi

Chủ nhiệm Khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng hợp - Bệnh viện TƯQĐ 108

Chia sẻ