1. Thành lập và tổ chức các thời kỳ
Tiền thân: Phòng nha khoa liên khu I và IX
Tên gọi: Phòng nha khoa viện quân y 108
Phiên hiệu các thời kỳ: B10
Ngày truyền thống : 1/9/1946
2. Lãnh đạo – chỉ huy các thời kỳ:
2.1 Chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ:
GS. BS Nguyễn Dương Hồng 1946 - 1962
GS.BS Hoàng Thị Thục 1962 - 1980
BS CKII Phạm Văn Mùi 1980 - 1996
TS. BS Lê Văn Thạch 1996 - 1998
BS CKII Bùi Duy Sáu 1998 - 2005
PGS. TS Lê Thị Thu Hà 2005 - 2022
TS. BS Phạm Thị Thu Hằng 2023 đến nay
2.2 Phó chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ:
BS Nguyễn Văn Dậu 1962 - 1980
BS Quách Duy Hoàn 1980 - 1988
TS.BS Chu Hoàng Lan 1996 - 1998
TS.BS Tạ Anh Tuấn 2003 - 2016
TS. BS Phạm Thị Thu Hằng 2016 – 2022
TS. BS Bùi Việt Hùng 2023 - nay
2.3 Điều dưỡng trưởng khoa qua các thời kỳ:
Nguyễn Thị Bằng 1946 – 1980
Nguyễn Thị Gái 1980 – 1987
Ngô Thị Chiến 1987 – 2004
Thạc sĩ Chu Thị Thu Phương 2006 đến nay
3. Quá trình xây dựng và trưởng thành
Khoa Răng Miệng thành lập ngày 01/9/1946 cách đây 64 năm cũng là ngày thành lập ngành răng miệng Quân đội. Lúc đó ngày 16/4/1946 Cục Quân Y được thành lập do Bác sỹ Vũ Văn Cẩn phụ trách. Đầu tháng 9 năm 1946 nha sỹ Nguyễn Dương Hồng là uỷ viên thanh tra của Cục Quân Y được giao trách nhiệm đi chữa răng cho một số đơn vị bộ đội giải phóng quân ở Hà Đông, Hoà Bình, Sơn Tây. Dụng cụ thuốc chữa răng lấy ở khoa Răng miệng mang đi. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược đất nước ta một lần nữa, các ngành chuyên môn Quân y được chuẩn bị tại chiến khu an toàn ở Việt Bắc. Lúc đó nha sỹ Nguyễn Dương Hồng cho chở dụng cụ, máy móc, ghế chữa răng lên chiến khu an toàn. Do đó ngày 1/9/1946 được lấy là ngày thành lập ngành răng miệng Quân đội và cũng là ngày thành lập khoa Răng miệng Bệnh viện TW QĐ 108.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp tháng 8/1953 Bác Hoàng Thị Thục được Cục Quân y cử sang phụ trách phòng nha khoa liên khu I thay thầy Nguyễn Dương Hồng. Hai phòng nha khoa ở liên khu I và liên khu X sát nhập làm một, các anh chị em ở liên khu X sang cả liên khu I, thành lập phòng nha khoa của viện Quân y 108 ở Bàng Dinh - Thái Nguyên. Cuối năm 1953 ta bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ ở phòng nha khoa, phần lớn là bệnh nhân ngoại trú, đi lại nhiều sợ lộ bí mật nên phải chuyển xuống phân viện 5 ở Vô Tranh sau về làng Hích thuộc huyện Võ Nhai mấy tháng rồi sang làng Yên Dã thuộc huyện Đại Từ – Thái Nguyên. Đây cũng là lúc khó khăn nhất, phương tiện dụng cụ thiếu thốn, phải tự khắc phục để điều trị và làm ngoài giờ cho Bệnh nhân, bắt đầu về nhiều nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cán bộ nhân viên mặc dù khó khăn đến đâu cũng hết lòng phục vụ bệnh nhân vì phải ở xa Bệnh viện nên anh chị em chuyên môn đảm nhận tất cả phần ăn uống và hộ lý cho Bệnh nhân. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ khoa có mở một lớp nha tá lấy từ những thanh niên xung phong ở Điện Biên Phủ có 18 người.
Ngày 10/10/1954 phân viện 5 chuyển về Nam Định thì khoa Răng vẫn ở lại địa điểm cũ. Trong thời kỳ kháng chiễn chống Pháp về kỹ thuật tuy có phần hạn chế về thiếu nhiều phương tiện dụng cụ thuốc men nhưng anh chị em có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán làm răng, nhiều sáng tạo trong việc sản xuất ra dụng cụ phương tiên, chất hàn răng, nguyên liệu làm răng giả. Đã đào tạo được 1 lớp y tá răng miệng với 30 người là nòng cốt trong việc xây dựng ngành, góp phần xây dựng vào việc bảo vệ sức khỏe về răng miệng cho hàng vạn Bộ đội và nhân dân, xây dựng ngành răng miệng cách mạng đầu tiên với quan điểm: phục vụ đúng đắn, lương y như từ mẫu mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Thời kỳ hoà bình ở Miền Bắc năm 1954 đến năm 1964: Sau ngày giải phóng thủ đô được lệnh của Bộ Quốc Phòng và Cục Quân Y các Bệnh viện Quân đội của ta về tiếp quản các Bệnh viện của quân đội Pháp trong đó có Bệnh viện Đồn Thuỷ ở Hà nội. Tháng 11/1954 Bộ phận nha khoa có giáo sư Hoàng Thị Thục và Bác sĩ Quách Duy Hoàn về nhận cở sở của khoa Răng miệng – Bệnh viện Đồn thuỷ của Quân đội Pháp. Đúng ngày 1/1/1955 khoa Răng miệng ở Đại Từ đã về Bệnh viện Đồn thuỷ có vẻn vẹn 20 anh chị em cán bộ nhân viên. Về máy móc: chúng ta được các bạn Ba lan giúp cho 2 máy chữa răng tổng hợp và một số dụng cụ nhổ và chữa răng. Nhu cầu về điều trị răng miệng và phẫu thuật các di chứng các vết thương mặt hàm, làm răng và hàm giả trong Quân đội rất lớn. Năm 1956 Bác sỹ Shroeter Cộng hoà dân chủ Đức sang giúp khoa Răng miệng - Bệnh viện TWQĐ 108. Năm 1957,1958,1959 hai đoàn chuyên gia Bungari sang giúp ta xây dựng Bệnh viện. Khoa Răng có 2 chuyên gia Penev và Kelikov hướng dẫn Bác sỹ của ta các phương pháp điều trị răng miệng hiện đại của Liên xô như phương pháp điều trị tuỷ theo Donbeovine, phương pháp điều trị tuỷ Stanky của Bungary. Năm 1959 khoa Răng miệng - Bệnh viện TWQĐ 108 được nước cộng hòa dân chủ Đức trang bị đầy đủ các máy móc hiện đại, dụng cụ nhổ chữa răng và làm răng giả cho bốn phòng chữa răng hiện đại và rất nhiều thuốc men, nguyên liệu chữa và làm răng giả. Cuối năm 1956 bác sỹ Nguyễn Dương Hồng về phụ trách làm chủ nhiệm khoa và phát triển kỹ thuật. Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị đã học tập ở các chuyên gia Bạn, các Bác sỹ cải tiến một số phương pháp điều trị phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Năm 1962 đồng chí Lê Quyết Thắng đã nghiên cứu đúc cầu thép đầu tiên ở nước ta và đúc thành công bằng máy đúc hồ quang. Trước nguyện vọng của anh chị em đi công tác Miền Nam được giải quyết đầy đủ về Răng miệng anh chị em khoa Răng miệng - Bệnh viện TWQĐ 108 đã điều trị và làm cầu thép hàm giả cho hàng nghìn người nên anh chị em rất phấn khởi đi công tác và chiến đấu ở Miền Nam. Năm 1960 trước nhu cầu công tác điều trị răng miệng ngày càng tăng ở khắp miền đất nước, trường Đại học Y khoa Hà Nội mở 1 lớp chuyên khoa răng hàm mặt đầu tiên trong đó có Bác sỹ Nguyễn Dương Hồng, Bác sỹ Hoàng Thị Thục và một số Bác sỹ khác. Năm 1961 lại mở thêm 1 lớp nữa và một số anh chị em được bổ xung vào Quân đội. Trong quân đội năm 1964 đào tạo được Bác sỹ Răng miệng Quân đội- Bác sỹ răng miệng quân đội đầu tiên. Năm 1964 Bác sỹ Hoàng Thị Thục được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm khoa khoa Răng miệng - Bệnh viện TWQĐ 108 và bổ nhiệm chuyên viên đầu ngành răng miệng Quân đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1964 – 1975.
Ngày 5/8/1964 sau sự kiện Vịnh bắc bộ đế quốc Mĩ bắt đầu ném bom Miền Bắc nước ta, hoạt động của chuyên khoa Răng hàm mặt cũng như 1 số chuyên khoa khác tăng lên hoạt động phục vụ chiến đấu theo chỉ thị của Cục quân y 1 số đội điều trị lưu động được thành lập đi theo bộ đội ra chiến trường, dụng cụ thường mang theo là: máy khoan nửa điện nửa đạp chân của Liên Xô để có thể sử dụng ở nơi có điện và nơi không có điện. Dụng cụ nhổ răng thường là răng khôn, dụng cụ chữa răng và các dụng cụ cấp cứu bước đầu. Thương binh ở khắp các chiến trường về mỗi ngày một đông. Các thương binh gãy xương hàm dưới nhiều làm cho các thương binh ăn uống rất khó khăn, với các vết thương thủng vòm miệng khoa Răng đã phát huy sáng kiến làm hàm 2 loại nhựa để bịt lỗ thủng (nhựa mềm) vừa để thương binh ăn nhai nói được không bị ngọng (nhựa cứng). Hàm răng dưới bị thương chệch khớp cắn anh chị em dùng nẹp Valkevicht để nắn lại đúng khớp cắn. Khoa Răng miệng - Bệnh viện TWQĐ 108 tuyến điều trị cuối cùng của toàn quân phát huy nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để trả lại cho thương binh 3 chức năng nhai, nói và thẩm mỹ. Cũng trong thời gian này vì thiếu thuốc điều trị nên anh chị em đã nghiên cứu nhiều loại thuốc nam để thay thế các loại thuốc và nguyên liệu mua ở nước ngoài như: nghiên cứu dùng tinh dầu hương nhu trắng của Việt Nam thay cho Eugenol mua của Đức, châm cứu để chữa ngất 1 số trường hợp sau tiêm Novocain, dùng vỏ cây xuyên tiêu để gây tê thay Tiranal , dùng nhựa cánh kiến đỏ điều trị mòn men răng thay Tiranal, dùng vỏ cây sao đen, vỏ cây đại điều trị viêm lợi không phải điều trị kháng sinh, dùng thạch Aga aga lấy khuôn răng thay 1 phần Elastic của Tiệp, anh chị em nghiên cứu pha chế màu răng và tự đúc được răng nhựa giống như răng nhựa nhập ngoại và khoa Răng miệng - Bệnh viện TWQĐ 108 9 năm được công nhận là khoa Quyết thắng và đồng chí Nguyễn Dương Hồng được bầu là đại biểu Quốc hội khoá I, đồng chí Hoàng Thị Thục được bầu đại biểu Quốc hội khóa 4 và khóa 5. Năm 1971 khoa Răng miệng được vinh dự thành lập 1 phòng chữa răng miệng cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước và phòng đó được hoạt động cho đến bây giờ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ về tổ chức có thay đổi do phối hợp với thời chíên về kỹ thuật phát triển theo 2 hướng: điều trị có sáng tạo các vết thương răng hàm mặt, kết hợp 2 nền y học hiện đại và cổ truyền để điều trị cho bệnh nhân trong hoàn cảnh thiếu thốn về phương tiện dụng cụ và thuốc men.
Thời kỳ giải phóng Miền năm thống nhất đất nước xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.
Năm 1975 khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, quân đội ta tiếp quản toàn bộ các cơ sở quân y của của quân Nguỵ tháng 7/1975 một đoàn cán bộ trong ban chỉ huy và hầu hết các chủ nhiệm khoa của viện 108 đi tham quan các bệnh viện của quân đội Nguỵ ở Miền Nam: Bệnh viện Mang Cá ở Huế, Bệnh viện Duy Tân ở Đà Nẵng, Bệnh viện Quy Nhơn, Bệnh viện Nha Trang, Bệnh viện Cộng Hoà, trung tâm nha khoa, Bệnh viện Hải Quân…. Tất cả các cở sở đó có chuyên khoa Răng miệng trang bị hiện đại thống nhất và đồng bộ. Chuyên khoa Răng có đồng chí Hoàng Thị Thục và Hoàng Lan, các đồng chí đều xem xét lại các trang bị, dụng cụ, thuốc men và ứng dụng triển khai các kỹ thuật tại khoa. Sự phát triển khoa học kỹ thuật bắt đầu có những bước tiến mới. Kỹ thuật sử dụng vật liệu Composite để hàn răng thẩm mỹ, thiểu sản men răng, răng đổi màu do Tetacyclin, răng bị sâu, bị gãy, bị sứt mẻ do chấn thương, tổn thương tuỷ, tiêu cổ răng. Sử dụng Lase để điều trị các bệnh răng miệng: Viêm lợi, viêm quanh răng, đau sau nhổ răng, điều trị viêm nhiễm do biến chứng răng khôn mọc lệch.
Tháng 9/2004 được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Quân đội khoa được trang bị 6 ghế chữa răng tổng hợp hiện đại của Mỹ, hệ thống labo răng giả hiện đại, một máy chụp XQ toàn cảnh Panorama và một máy XQKTS đã phục vụ và đáp ứng nhu cầu điều trị của bộ đội và nhân dân phát triển các kỹ thuật hiện đại trong điều trị và phục hình: Cấy ghép Implant, nắn chỉnh nha cố định Bracket, điều trị tuỷ (nội nha) bằng hệ thống trâm xoay Protaper phục hình răng giả bằng các nguyên vật liệu: cầu chụp sứ, kim loại, kim loại bán quý, kim loại quý, hàm nhựa dẻo Biosoft, sứ không kim loại Cercon


Quầy tiếp đón bệnh nhân
Hoạt động khám chữa bệnh
Nhổ răng số 8 bằng máy Piezotom
Khóa đào tạo liên tục Cấy ghép Implant năm 2019