Nguồn: https://blog.teleme.co/2021/07/03/viral-hepatitis/
Biêu hiện lâm sang của viêm gan vi rút rất đa dạng, từ không có triệu chứng đến suy gan tối cấp với tỷ lệ tử vong cao. Nhiều người bệnh không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện thầm lặng, trở thành nguồn lây nhiễm trong cộng đồng. Biểu hiện lâm sàng ở pha cấp tính gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tức bụng và tiểu vàng, vàng da vàng mắt.
Căn nguyên phổi biến gây viêm gan vi rút gồm: vi rút viêm gan A, vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, vi rút viêm gan D, vi rút viêm gan E. Ở Hoa kỳ, năm 2021 ghi nhân khoảng 11500 ca nhiễm vi rút viêm gan A, 13300 ca nhiễm mới vi rút viêm gan B, 69800 ca nhiễm mới vi rút viêm gan C. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) có khoảng 3000 ca tử vong mỗi ngày do vi rút viêm gan, cứ 30 giây có một người tử vong do vi rút viêm gan B hoặc C.
Viêm gan vi rút A: gây ra bởi vi rút viêm gan A là là một picornavirus RNA đơn sợi, bệnh diễn biến cấp tính và không tiến triển đến viêm mạn tính. Có vacxin phòng bệnh hiệu quả, tuy nhiên chỉ khuyến cáo sử dung vacxin với vùng dịch tễ và nhóm có nguy cơ cao. Các biến pháp phòng ngừa vi rút viêm gan A bao gồm
Viêm gan vi rút B: gây là do vi rút viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, biểu hiện lâm sàng đa dạng, 2/3 số bệnh nhân không biết mình bị nhiễm vi rút. Viêm gan vi rút B là nguyền nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan, biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng từ không triệu chứng, suy gan, xơ gan, ung thư gan, bệnh có thể nhiễm cấp tính hoặc chuyển thể mạn tính. Bệnh có thuốc kháng vi rút, nhưng các nhóm thuốc hiện nay chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của vi rút mà chưa loại bỏ hoàn toàn vi rút khỏi cơ thể người nhiễm. Hiện đã có vacxin phong bệnh hiệu quả và nằm trong chương trình tiêm chủng mờ rộng quốc gia.
Viêm gan vi rút C: gây ra do vi rút viêm gan C, là vị rút thuộc họ Flaviviridae. Bệnh lây truyền qua đường máu và có tỷ lệ lưu hành cao ở nước ta. Viêm gan vi rút C có biểu hiện lâm sàng thầm lặng, khoảng 40% các trường hợp nhiễm vi rút mà không biết đang bị nhiễm. Hiện nay chưa có vacxin phong viêm gan vi rút C có hiệu quả. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các phác đồ thuốc kháng vi rút tác động trực tiếp, đáp ứng vi rút bền vững khi điều trị với các phác đồ này lên đến trên 95%.
Viêm gan vi rút D: Vi rút viêm gan D thuộc họ Kolmioviridae, là vi rút phụ thuộc vào vi rút viêm gan B nên chỉ nhiễm khi người bệnh có nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan D tại Việt Nam hiện chưa rõ có số liệu đáng tin cậy được báo cao. Trên thế giới, viêm gan vi rút D thường được ghi nhận ở trường hợp viêm gan vi rút B dai dẳng, xơ gan sớm hoặc suy gan tiến triển có liên quan đến vi rút viêm gan B. Điều trị viêm gan vi rút D vẫn còn là một thách thức. Các thuốc được chập nhận điều trị gồm pegylated interferon alpha and Bulevirtide, tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng điều trị còn hạn chế và thuốc này hiện không có sẵn trên thị trường ở Việt Nam. Phòng bệnh viêm ga vi rút D là sử dụng vacxin để phòng viêm gan vi rút B.
Viêm gan vi rút E: Vi rút viêm gan E thuộc họ Herpesviridae, là vi rút RNA. Viêm gan vi rút E là bệnh lây qua đường ăn uống, thường gặp là bệnh cảnh viêm gan cấp, có thể tiến triển đến suy gan và tử vong, đặc biệt là ở đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc phụ nữ mang thai. Bệnh chủ yếu điều trị hỗ trợ, chỉ dùng thuốc kháng vi rút (Ribaverin) ở những bệnh nhân nhiễm mạn tính trên cơ địa suy giảm miễn dịch như ghép tạng. Hiện bệnh đã có vacxin có hiệu quả để phòng bệnh, hiện được cấp phép sử dụng tại Trung Quốc. Phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.
Viêm gan vi rút là tình trạng viêm trong gan và có thể tién triển đến xơ gan, ung thư gan. Có 5 vi rút phổ biến được ghi nhận gây viêm gan là vi rút viêm gan A, vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, vi rút viêm gan D và vi rút viêm gan E. Trong đó, vi rút viêm gan A và E là 2 tác nhân gây bệnh cấp tính, lây bệnh qua đường ăn uống và thường chỉ gây bệnh cấp tính. Các vi rút viêm gan B, C và D là tác nhân lây qua đường máu, có thể gây bệnh cấp tính và mạn tính và tiến triển lâu dài tới xơ gan và ung thư gan. Các vi rút viêm gan B và C nên được tầm soát tối thiệu một lần và có thể lặp lại ở những đối tượng nguy cơ cao hoặc khi người bệnh có biểu hiện của bệnh viêm gan.
Người bệnh có nhu cầu tư vấn đièu trị về bệnh lý viêm gan vi rút, xin liên hệ Khoa Bệnh lây đường máu (A4A)- Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Điện thoại: 024. 62784142 hoặc 069 572 245.
Nguồn: https://www.cdc.gov/hepatitis/abc/index.htm
TS.BS. Trịnh Văn Sơn
Khoa Bệnh lây đường máu - Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm