Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị đột quỵ nhồi máu não khu vực động mạch não giữa.
Chuyên ngành: Khoa học thần kinh
Mã số: 9720158
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Chi Viện
Họ và tên Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Lê Hữu Song
2. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc
Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
Đột quỵ nhồi máu não vùng diện chi phối của động mạch não giữa (có chứa vùng nhân xám, bao trong có nhiều nơron thần kinh chi phối vận động) không những có tỉ lệ tử vong cao mà còn để lại nhiều di chứng tàn phế nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Điều trị nhồi máu não trong giai đoạn bán cấp chủ yếu gồm điều trị dự phòng tái phát và phục hồi chức năng giúp cải thiện hoạt động chức năng cho người bệnh, tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế. Đề tài nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị đột quỵ nhồi máu não khu vực động mạch não giữa là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam áp dụng liệu pháp tế bào gốc trong điều trị nhồi máu não và đã cho thấy những kết quả bước đầu tích cực của liệu pháp tế bào gốc tiên phong ứng dụng trong thực tiễn lâm sàng điều trị nhồi máu não.
Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng, nhãn mở, theo dõi dọc có đối chứng trên 94 người bệnh nhồi máu não khu vực động mạch não giữa ở giai đoạn bán cấp đảm bảo tính khoa học và trả lời được câu hỏi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy liệu pháp tế bào gốc tủy xương tự thân đường tĩnh mạch và động mạch trong điều trị đột quỵ nhồi máu não khu vực động mạch não giữa là an toàn trong thời gian theo dõi của nghiên cứu.
Liệu pháp tế bào gốc tủy xương truyền đường tĩnh mạch và động mạch cho thấy hiệu quả cải thiện chỉ số Barthel ở thời điểm 6 tháng và có mối liên quan với thời gian từ lúc khởi phát nhồi máu não đến khi truyền tế bào gốc tủy xương tự thân. Bên cạnh đó, liệu pháp tế bào gốc tự thân có xu hướng cải thiện các chức năng thần kinh thể hiện qua các tiêu chí như tỷ lệ điểm mRS ≤2, điểm NIHSS, Motor Arm-NIHSS, BRS-H, Language-NIHSS và thể tích ổ nhồi máu não trên MRI.
Trong tương lai, kết quả nghiên cứu của luận án này là tiền đề để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, đa trung tâm, theo dõi đánh giá dài hạn hơn và tối ưu các yếu tố có liên quan với tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp truyền tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị nhồi máu não.
THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS
Name of thesis: Application of autologous bone marrow stem cells in the treatment of middle cerebral artery ischemic stroke
Specialty: Neuroscience
Code: 9720158
Name of graduate student: Le Chi Vien
Name of supervisor:
1. Associate Professor. Le Huu Song, MD, PhD
2. Associate Professor. Nguyen Hoang Ngoc, MD, PhD
Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.
Summary of new main scientific contribution of the thesis:
Cerebral ischemic stroke in the dominant area of the middle cerebral artery (containing the gray nucleus, the internal capsule has many neurons that control movement) not only has a high mortality rate but also causes many severe consequences and disability, affecting the patient's life. Treatment of cerebral infarction in the sub-acute phase mainly includes relapse prevention and rehabilitation to help improve the patient's functional activities. However, the effectiveness is still limited. This project on the application of autologous bone marrow stem cells in the treatment of middle cerebral artery ischemic stroke is the first study in Vietnam to apply stem cell therapy in the treatment of cerebral infarction and has shown initial positive results of pioneering the application of stem cell therapy in clinical practice for the treatment of cerebral infarction.
This prospective, open-label, controlled trial on 94 patients with middle cerebral artery infarction in the sub-acute phase ensures scientific quality and answers the research question.
The results of the thesis showed that intravenous and arterial autologous bone marrow stem cell therapy in the treatment of middle cerebral artery ischemic stroke was safe during the study’s follow-up period.
Intravenous and arterial bone marrow stem cell therapy showed effective improvement in Barthel index after 6 months of follow-up and was related to the time from the onset of cerebral infarction to autologous bone marrow stem cell infusion. Besides, autologous stem cell therapy tends to improve neurological functions as shown by criteria such as mRS score ≤ 2, NIHSS score, Motor Arm-NIHSS, BRS-H, Language-NIHSS scores, and infarct volume on MRI.
In the future, the results of this thesis are the basis for continuing to conduct studies with larger sample sizes, multi-centers, longer-term follow-up and evaluation, and optimizing factors related to the safety and efficacy of autologous bone marrow stem cell infusion therapy in the treatment of cerebral infarction.