Theo dõi bệnh nhân ung thư trực tràng sau điều trị

  04:59 PM 28/11/2022
Ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư đại tràng, ung thư trực tràng là bệnh ung thư sảy ra ở đại tràng( đoại dài nhất của ruột già) hoặc trực tràng( đoạn cuối cùng của ruột già trước khi tới hậu môn). Đây là một bệnh lý ác tính thường gặp đứng thứ hai trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa sau ung thư dạ dày. Theo Globocan năm 2020, tại Việt Nam số ca mắc mới là 160426 ca, số ca tử vong là 8203 ca. Bệnh có tiến triển chậm với các triệu chứng thường gặp: đau bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đại tiện phân lẫn máu, mệt mỏi, gầy sút cân…

 

 

Điều trị ung thư trực tràng gồm các phương pháp chủ yếu: phẫu thuật, xạ trị và hóa chất. Việc lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí u nguyên phát, giai đoạn bệnh, toàn trạng bệnh nhân và các yếu tố  nguy cơ. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của phẫu thuật và xạ trị, kết quả điều trị ung thư trực tràng được cải thiện đáng kể giúp kiểm soát tốt và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Việc tái khám định kỳ sau điều trị là rất quan trọng, giúp theo dõi sức khỏe tổng thể , đánh giá đáp ứng cũng như tác dụng phụ sau điều trị cho bênh nhân. Lịch trình theo dõi có thể bao gồm khám sức khỏe thường xuyên, xét nghiệm hoặc cả hai. Các bác sĩ cần  theo dõi quá trình hồi phục của bệnh nhân trong những  năm tháng tiếp theo đó. Lịch trình theo dõi  đặc biệt quan trọng trong 5 năm đầu sau khi điều trị ung thư đại trực tràng vì đây là lúc nguy cơ tái phát cao nhất.

Phục hồi chức năng hậu ung thư có thể được khuyến nghị ,chẳng hạn như vật lý trị liệu, liệu pháp vận động, tư vấn nghề nghiệp, quản lý cơn đau, lập kế hoạch dinh dưỡng hoặc tư vấn cảm xúc. Mục tiêu của phục hồi chức năng là giúp bệnh nhân lấy lại quyền kiểm soát và duy trì khả năng độc lập nhiều nhất có thể trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Theo dõi tái phát là quá trình theo dõi sự tái phát ung thư. Ung thư tái phát vì có khả năng các vùng nhỏ của tế bào ung thư vẫn chưa được phát hiện ra và vẫn tồn tại trong cơ thể. Theo thời gian, những tế bào này có thể tăng số lượng cho đến khi chúng xuất hiện trên kết quả xét nghiệm hoặc gây ra các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Trong quá trình theo dõi, bác sĩ  sẽ xem lại hồ sơ, bệnh án, sổ y bạ, sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra các chỉ định xét nghiệm hợp lý, như : xét nghiệm máu, nội soi, chụp CT…

 

 

Lịch trình theo dõi được khuyến nghị

Các xét nghiệm và tần suất xét nghiệm sẽ dựa trên nguy cơ tái phát và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. ASCO( Hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ) có các khuyến nghị về lịch trình theo dõi cho những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng giai đoạn II hoặc giai đoạn III. Đối với những người bị ung thư đại trực tràng giai đoạn I thì khó xác định nên làm xét nghiệm gì vì giai đoạn này ít có khả năng tái phát hơn. Nếu bạn đã điều trị ung thư đại trực tràng di căn bạn nhất thiết phải trao đổi với bác sĩ về việc lập một kế hoạch chăm sóc cá nhân triệt để thiết kế riêng cho bạn, vì hiện tại không có lịch trình lịch trình theo dõi  tiêu chuẩn cho giai đoạn này của ung thư đại trực tràng.

Năm đầu tiên sau điều trị

Khám sức khỏe và xét nghiệm kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) 3 đến 6 tháng một lần.

Chụp cắt lớp vi tính bụng và ngực (CT) mỗi năm (6 đến 12 tháng một lần đối với những người có nguy cơ tái phát cao).

Đối với những người bị ung thư trực tràng, chụp CT vùng chậu 6 đến 12 tháng một lần.

Nội soi đại tràng (1 năm sau phẫu thuật).

Soi trực tràng 6 tháng một lần cho người bị ung thư trực tràng không xạ trị vùng chậu.

 

Năm thứ hai sau điều trị

Khám sức khỏe và xét nghiệm CEA từ 3 đến 6 tháng một lần.

Chụp CT mỗi năm (6 đến 12 tháng một lần đối với những người có nguy cơ tái phát cao)

Đối với những người bị ung thư trực tràng, chụp CT vùng chậu 6 đến 12 tháng một lần.

Soi trực tràng 6 tháng một lần cho người bị ung thư trực tràng không xạ trị vùng chậu.

 

Năm thứ ba sau khi điều trị

Khám sức khỏe và xét nghiệm CEA từ 3 đến 6 tháng một lần.

Chụp CT mỗi năm (6 đến 12 tháng một lần đối với những người có nguy cơ tái phát cao).

Đối với những người bị ung thư trực tràng, chụp CT vùng chậu 6 đến 12 tháng một lần.

Soi trực tràng 6 tháng một lần cho người bị ung thư trực tràng không xạ trị vùng chậu.

 

Năm thứ tư sau điều trị

Khám sức khỏe và xét nghiệm CEA từ 3 đến 6 tháng một lần.

Đối với những người bị ung thư trực tràng, chụp CT vùng chậu mỗi năm.

Soi trực tràng 6 tháng một lần cho người bị ung thư trực tràng không xạ trị vùng chậu.

 

Năm thứ năm sau điều trị

Khám sức khỏe và xét nghiệm CEA từ 3 đến 6 tháng một lần.

Đối với những người bị ung thư trực tràng, chụp CT vùng chậu mỗi năm..

Soi trực tràng 6 tháng một lần cho người bị ung thư trực tràng không xạ trị vùng chậu.

 

Theo dõi tác dụng phụ kéo dài và tác dụng phụ muộn

Hầu hết mọi người đều chuẩn bị tinh thần cho những tác dụng phụ sau điều trị. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân vẫn bị bất ngờ khi gặp phải một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau đó. Đây được gọi là những tác dụng phụ kéo dài. Các tác dụng phụ khác được gọi là tác dụng muộn có thể phát triển vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi điều trị kết thúc. Ảnh hưởng kéo dài và muộn có thể bao gồm cả những thay đổi về thể chất và cảm xúc. 

Hãy tham vấn với bác sĩ của bạn về nguy cơ phát triển các tác dụng phụ như vậy dựa trên chẩn đoán, kế hoạch điều trị cá nhân và sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu bạn đã có một phương pháp điều trị được xác định là gây ra các tác dụng muộn cụ thể, bạn có thể phải khám sức khỏe, chụp cắt lớp hoặc xét nghiệm máu nhất định để giúp tìm và quản lý chúng.

Cập nhật và lưu hồ sơ sức khỏe cá nhân

Bạn và bác sĩ nên thảo luận cùng nhau để lên kế hoạch lịch trình theo dõi  tốt nhất cho cá nhân bạn. Hãy trình bày về bất kỳ mối quan tâm nào về sức khỏe thể chất hoặc cảm xúc trong tương lai của bạn. Nhiều bệnh nhân tiếp tục gặp bác sĩ chuyên khoa ung thư, nhưng cũng có nhiều người chuyển trở lại sự chăm sóc của bác sĩ ban đầu của họ hoặc họ gặp một chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. Quyết định này phụ thuộc vào một số yếu tố, loại ung thư và giai đoạn ung thư, tác dụng phụ, bảo hiểm y tế và sở thích cá nhân của bạn.Thông tin chi tiết về việc điều trị ung thư của bạn rất có giá trị đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, những người sẽ chăm sóc cho bạn trong suốt cuộc đời của bạn.

Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn và điều trị các bệnh lý ung thư xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ: Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Tầng hầm B2 Tòa nhà Trung tâm, Viện Ung thư, Bệnh viên Trung ương Quân đội 108, Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024.62784163.

            Người viết: Điều dưỡng Nguyễn Xuân Hải - Khoa Xạ trị - Xạ phẫu 

            Nguồn: https://www.cancer.net/cancer-types/colorectal-cancer/follow-care

 

Chia sẻ