Suy giãn tĩnh mạch mạn tính, những hiểu biết cơ bản dành cho bệnh nhân

  09:22 AM 29/09/2021

I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SUY TĨNH MẠCH

Suy tĩnh mạch mạn tính được định nghĩa là tình trạng các tĩnh mạch giảm khả năng dẫn máu trở về tim do suy chức năng các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông và/hoặc tĩnh mạch sâu.

 

Bệnh thường gặp ở chi dưới, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày, điều trị lâu dài và tốn kém nhất là ở giai đoạn muộn khi đã có biến chứng.

1. Hệ thống tĩnh mạch

- Có 3 loại tĩnh mạch ở các chi, bao gồm: Tĩnh mạch nông nằm trong da và dưới da, tĩnh mạch sâu nằm trong các nhóm cơ, và tĩnh mạch xuyên kết nối hai loại trên

 

- Hệ tĩnh mạch chi nhận máu từ các tổ chức cơ, da và dưới da rồi trở về tim nhờ  vận động, sức co bóp của hệ thống cơ, Chức năng của các van tĩnh mạch, chức năng hệ tim mạch và hô hấp.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch chi dưới

 

+ Sau huyết khối tĩnh mạch chi dưới: Máu đông gây tắc tĩnh mạch

+ Người it vận động, nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu

+ Bất thường về giải phẫu hệ thống van tĩnh mạch, thông động tĩnh mạch…

+ Tuổi cao, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới.

+ Sinh đẻ nhiều lần, tăng cân nhiều khi mang thai.

+ Bị chèn ép: Khối u, có thai…

+ Thừa cân, béo phì

+ Yếu tố gia đình: Di truyền

+ Dùng các hocmon kéo dài như thuốc tránh thai…

3. Các triệu chứng để nhận biết suy tĩnh mạch

Tùy từng bệnh nhân sẽ có đủ các triệu chứng hoặc một trong các triệu chứng sau:

 

4. Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính:

Suy tĩnh mạch nếu không được điều trị sẽ nặng dần và gây ra nhiều biến chứng:

 

II - ĐIỀU TRỊ:

1. Nội khoa:

 

                                       

Một số bài tập cho bệnh nhân suy tĩnh mạch: Tập luyện có vai trò rất quan trọng, giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng

2. Ngoại khoa và can thiệp:

Dưới đây là một số phương pháp can thiệp khi điều trị nội khoa không đạt kết quả. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà các bác sỹ sẽ có các phương pháp điều trị riêng, cần thăm khám và đánh giá kỹ trước khi thực hiện các phương pháp này.

- Điều trị suy tĩnh mạch mãn tính bằng sóng có tần số Radio

- Điều trị suy tĩnh mạch mãn tính bằng laser nội mạch

- Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng bơm keo sinh học

- Điều trị ngoại khoa suy tĩnh mạch chi dưới:

+ Lấy bỏ thân tĩnh mạch hiển (phẫu thuật Stripping)

+ Thắt cắt các tĩnh mạch xuyên (phẫu thuật Phlébectomie)

+ Bóc búi giãn tĩnh mạch (thủ thuật Muller)

III - BẠN CẦN LÀM GÌ KHI BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH

- Nếu có các triệu chứng kèm theo các yếu tố nguy cơ nêu trên, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám tư vấn và điều trị. Tùy vào từng giai đoạn và bệnh ảnh hưởng ít hay nhiều đến chất lượng cuộc sống mà bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên và biện pháp điều trị tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của suy tĩnh mạch, mang lại “sức khỏe” tốt nhất cho đôi chân của bạn!

- Đi kèm với các biện pháp trị liệu của bệnh viện, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ luyện tập phù hợp, tuân thủ điều trị để nâng cao chất lượng điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh, triệu chứng, cách điều trị, can thiệp về bệnh suy tĩnh mạch, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với khoa Nội tim mạch (khoa A2-A) bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, số 1A đường Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng - Hà Nội để được thăm khám và tư vấn điều trị hoặc tham gia Facebook: ‘Hội bệnh nhân tim mạch’ bằng cách quét mã QR bên dưới hoặc số điện thoại 02466705705 để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất.

 

Thực hiện: CNĐD. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Hồng Nga, CNĐD. Phùng Thị Lan Hương. Ths. Bs Phạm Thế Thọ, Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108

Chia sẻ