Nghiên cứu điều trị nhổ, đứt hoàn toàn các rễ thần kinh đám rối cánh tay bằng chuyển rễ C7 bên lành để phục hồi thần kinh cơ bì và thần kinh giữa.

  09:33 PM 26/05/2020

Tên đề tài luận án:  Nghiên cứu điều trị nhổ, đứt hoàn toàn các rễ thần kinh đám rối cánh tay bằng chuyển rễ C7 bên lành để phục hồi thần kinh cơ bì và thần kinh giữa.

Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình

Mã số: 62720129

Họ và tên nghiên cứu sinh: Chế Đình Nghĩa

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. GS.TS. Nguyễn Việt Tiến

2. PGS.TS. Lê Văn Đoàn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

 

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Điểm mới chính của luận án chính là sự đóng góp về một số thay đổi kỹ thuật phẫu thuật giúp chophương pháp phẫu thuật đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể như sau:

- Thì 1, kiểm tra và đánh giá tổn thương ĐRCT: nên lựa chọn đường mổ ngang song song với xương đòn, cách xương đòn khoảng 1,5 - 2 cm và lấy vị trí khối cơ bậc thang làm điểm giữa. Đường mổ ngang có thể kéo dài tới bờ trước cơ thang để phẫu tích bộc lộ đồng thời thần kinh XI.

- Thì 2, bộc lộ rễ C7 bên đối diện: Nên lựa chọn đường mổ ngang tương tự bên cổ tổn thương. Nên cắt một phần đầu đòn của cơ ức đòn chũm để bộc lộ ĐRCT dễ dàng hơn. Đặc điểm nhận dạng rễ C7 là rễ ở nằm ở giữa và kéo dài thành thân giữa tới sau xương đòn.

- Thì 3, tạo đường hầm trước khí quản: dùng kỹ thuật bóc tách bằng ngón tay để tạo đường hầm đi trước bụng sau cơ vai móng và mặt sau cơ ức đòn chũm, ở vị trí thấp nhất của nền cổ.

- Thì 4, bộc lộ thần kinh cơ bì, thần kinh giữa, thần kinh trụ ở hố nách bên tổn thương. Đầu tiên nên mở vào ống cánh tay rồi theo ống cánh tay dễ dàng phẫu tích lên hố nách.

- Thì 5, tạo đường hầm sau xương đòn từ hố nách lên nền cổ bên tổn thương. Đường hầm này đi dọc theo thành ngoài của hố nách. Khi phẫu tích, dùng ngón tay bám sát thành ngoài hố nách và ở phía ngoài của bó ngoài phối hợp với ngón tay thứ 2 từ trên xuống cũng bám sát vào phía ngoài của ĐRCT.

- Thì 6, lấy thần kinh trụ bên tổn thương làm đoạn ghép. Lấy hết chiều dài của thần kinh trụ từ hố nách tới cổ tay. Lấy động mạch trụ đi kèm. Giữa lại bao ngoài vùng nguyên ủy thần kinh trụ.

- Thì 7, gập đôi và luồn đoạn ghép thần kinh trụ từ hố nách bên liệt qua đường hầm dưới đòn, đường hầm trước khí quản sang nền cổ bên lành. Nối động mạch trụ vào động mạch cổ ngang ở nền cổ bên liệt để cấp máu cho đoạn ghép, nối tĩnh mạch trụ tùy hành vào tĩnh mạch cổ nông. Cắt, tách đôi rễ C7, Cắt trong bao đoạn gập đôi thần kinh trụ, nối mỗi đầu đoạn ghép thần kinh trụ với một nửa rễ C7. Ở hố nách bên liệt, nối đầu nguyên ủy thần kinh trụ với thần kinh cơ bì, nối đầu ngoại vị thần kinh trụ với thần kinh giữa.

Trong nghiên cứu này, phương pháp phẫu thuật của chúng tôi có một số điểm mới so với các phương pháp phẫu thuật đã được trình bày trong y văn. Thứ nhất, về cơ bản đoạn ghép thần kinh trụ được chúng tôi sử dụng dưới dạng vạt ghép thần kinh trụ tự do cấp máu xuôi dòng. Thứ hai, đoạn ghép được gập đôi và luồn qua hai đường hầm gồm: đường hầm dưới xương đòn bên tổn thương và đường hầm phía trước khí quản để luồn đoạn ghép từ nách bên liệt sang nền cổ bên lành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều dài trung bình của đoạn ghép cho thần kinh cơ bì và thần kinh giữa lần lượt là 22,7 ± 1,5cm và 24,1 ± 1,6cm, ngắn hơn khoảng 10cm so với đường hầm dưới da qua thành ngực. Nhờ có đường đi ngắn tối ưu nên chúng tôi có thể sử dụng hai đoạn ghép riêng biệt cho thần kinh cơ bì và thần kinh giữa bên liệt. Đây là kỹ thuật mà chúng tôi chưa thấy báo cáo trong y văn.

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Research on contralateral healthy C7 root transfer to neurotize median and musculocutaneous nerve for global brachial plexus avulsion.

Speciality: Orthopeadics and plastic surgery

Code: 62720129

Name of graduate student: Che Dinh Nghia

Name of supervisor:

1. Prof. PhD. Nguyen Viet Tien

2. Ass. Prof. PhD. Le Van Doan

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

 

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

The new point of the thesis was the contribution of some surgical technical modifications to make surgery more effective, as follows:

- Stage 1: approach and assess the whole five roots of brachial plexus

We choose the transverse incision parallel and above the clavicle 1,5 - 2cm. the center of the incision should be above the scalene muscles. This incision could be extended to the anterior border of trapezius muscle in order to approaching the accessory nerve if necessary.

- Stage 2: approach and isolate the contralateral healthy C7 root

We also choose the transverse incision as the injured side. Apart of the clavicular head of sternocleidomastoid muscle should be resected during dissection. C7 root that run between upper and lower trunk.

- Stage 3: make a pretracheal tunnel, we advocate to use finger dissection technique. The tunnel runs anteriorly to the anterior belly of omohyoid muscle and posteriorly to the sternocleidomastoid muscle, that resides just above the notch of sternum.

- Stage 4: exposure and isolate musculocutaneous, median and ulnar nerve in axillary cavity. At first, we advocate to dissect into the brachial canal then trace this canal up to axillary cavity.

- Stage 5: make a subclavicular tunnel connect axillary cavity to the base of the neck. This tunnel run along the lateral wall of the axillary cavity. Using finger dissection technique, one finger dissects along the lateral axillary wall and the lateral cord sub-clavicularly, and other finger dissects from the base of neck down to axillary subclavicularly and laterally to the brachial plexus.

- Stage 6: Harvest the ulnar nerve on the injured side including ulnar artery and vein from the wrist to its origin at the axillary. At the ulnar nerve origin, resect the nerve sub-perineurally and preserve the perineurium and its small vessels.

- Stage 7: Resect healthy contralateral C7 root, divide the C7 root into two equal parts with anterior/posterior direction. Coaptation of each part of C7 root to each part of the ulnar graft. At the axillary on the injured side, coaptation of one end of ulnar graft with musculocutaneous nerve and the other with median nerve.

In the present study, our own new technique has some modifications that has not been introduced before. First, fundamentally, we used the ulnar nerve graft as a free antegrade vascularized nerve graft. Second, the graft was folded and then inserted though two tunnels, one is sub-clavicular tunnel on the paralytic side and the other is pretracheal tunnel, both tunnels connect the axillary on the paralytic side to the contralateral C7. As the results, the average length of the graft for musculocutaneous and median nerve was 22,7 ± 1,5cm and 24,1 ± 1,6cm respectively. This was about 10cm shorter than the tunnel across the chest. With optimal path, we could use two separate vascularized ulnar neve graft for musculocutaneous and median nerve. This is the technique that we have not seen reported in the literature.

 

 

Chia sẻ