Tướng quân dập dịch diệt sốt

  05:28 PM 15/11/2018
Quân đội Nhân dân - Cũng là những vị tướng lấp lánh các loại huân chương chiến công trên ngực áo những thành tựu trọn đời lại là những công trình khoa học, những “chiến dịch” cứu người kỳ diệu. Hai cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc ta đã làm rạng rỡ tên tuổi rất nhiều thầy thuốc quân y mà những người chúng tôi tình cờ được biết, được tìm hiểu để giới thiệu trong bài này chỉ là một phần rất nhỏ trong đội ngũ các vị tướng quân y “huyền thoại” của Việt Nam.

Đã nhiều năm nay, các bệnh viện lớn ở Việt Nam hiếm khi phát hiện trường hợp bệnh nhân sốt rét. Điều đó, vô hình trung khiến nhiều người không biết đến tên tuổi của một vị tướng từng được phong là “chuyên gia dập dịch Việt Nam”. Ông là Thiếu tướng, GS, TSKH, Anh hùng LLVT nhân dân, Thầy thuốc nhân dân Bùi Đại, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tiếp tôi tại căn hộ ở khu tập thể Nam Đồng (Hà Nội), vị tướng già nay đã hơn 90 tuổi tạo cho tôi cảm giác như vẫn đang làm việc bằng tinh thần trách nhiệm của  một quân nhân. Được sự đồng ý của ông, tôi đi ngay vào vấn đề:

Nhiều người vẫn nhắc đến Giáo sư như là vị tướng xung kích trên các mặt trận phòng, chống sốt rét và dập các ổ dịch bệnh, Giáo sư có kỷ niệm sâu sắc nào về những lần “xông pha” trên mặt trận đó không?

Kỷ niệm thì nhiều lắm, lần nào cũng sâu sắc cả. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trước đây, tôi đã có mặt ở tất cả các mặt trận nóng bỏng, từ B1, B2, B3, B4, B5 đến mặt trận 559. Lúc đó, bộ đội ta hy sinh bởi bom đạn của kẻ thù một phần, một phần khác, tổn thất cũng rất lớn là bị sốt rét đái huyết cầu tố quật ngã.

Năm 1956, từ chiến trường miền Nam các đơn vị gửi ra Bộ Quốc phòng những báo cáo đáng lo  ngại. Nhiều đơn vị bị bệnh sốt xuất huyết hoành hành. Bộ, thương vong nhiều không phải do bom đạn quân thù mà là do dịch bệnh. Đặc biệt, Trung đoàn 9 thuộc Sư đoàn 30 sau khi đánh trận Đồng Hến, rút quân ra ngoài củng cố, có tới 75% quân số bị sốt rét. Số bệnh nhân lên đến gần 2000 người. Cả hai loại thuốc chống sốt rét hồi ấy là quinine và chloroquine đều bị kháng, tỷ lệ tái phát sau điều trị có lúc lên đến 88%. Trung tá, TS Bùi Đại, Chủ nhiệm Khoa truyền nhiễm Viện Quân y 108 được lệnh hành quân gấp vào chiến trường bằng đường Trường Sơn để tìm cách khắc phục vấn đề này. Tại đây, lần đầu tiên bác sĩ Bùi Đại phát hiện hiện tượng ký sinh trùng sốt rét Pfal kháng thuốc và từ đó, ông đưa ra quyết định  sử dụng phân đồ kết hợp hai loại thuốc chống sốt rét với nhau. Chỉ sau 2 tháng,  tỷ lệ sốt rét tái  phát sau điều trị ở bộ đội giảm xuống còn 10%.

Nhật ký của BS Bùi Đại năm 1966 có đoạn: “Năm 1966, quý 1, Trường Sơn, đơn vị thanh niên xung phong đang dính đợt dịch sốt rét rất lớn. Tỷ lệ sốt rét hằng tháng lên 40%; tỷ lệ sốt hằng ngày là 10%, thậm chí có đại đội TNXP ốm gần hết. 100km đường dài dằng dặc kia làm sao hoàn thành gấp cho đoàn quân từ

miền Bắc không ngừng ngày đêm ào ạt tiến vào Nam với một “đoàn quân mỏi” thế này... Tân binh vào chiến trường bị muỗi đốt và dính sốt rét ác tính, sốt li bì nằm la liệt trên võng... Phải làm sao đây? Làm sao bộ đội chóng khỏi đây ?”.

Câu trả lời là sử dụng phác đồ phối hợp thuốc, kết hợp tổ chức điều trị đột kích hàng loạt cho những đơn vị có tỷ lệ bộ đội tái phát bệnh sốt rét cao; tổ chức tuyên truyền, giáo dục phòng, chống sốt rét và phun thuốc diệt muỗi. Kết quả, SỐ quân nhân và thanh niên xung phong bị sốt rét giảm hẳn, quân số khoẻ tiếp tục chiến đấu, công tác tăng lên. “Điều đáng kể nhất là qua lần này, tôi đã đề xuất được với Cục Quân y mô hình dập tắt dịch sốt rét nặng tại một đơn vị và những tiêu chuẩn của một vụ dịch nặng có chỉ định dùng biện pháp tổng hợp. Mô hình này đã giúp phục hồi nhanh thể lực bộ đội sau chiến đấu, phục hồi nhanh sức khoẻ của chiến sĩ mới bị sốt rét sơ nhiễm, hạ tỷ lệ tử vong do sốt rét ác tính trong toàn quân từ 30% xuống dưới 10%” - Thiếu tướng Bùi Đại cho biết.

Hành trình không nghỉ

Đến nay, đã 65 năm mang trên mình màu áo lính, nhưng dường như trong ông vẫn còn nguyên vẹn những trăn trở, hồi ức khó quên của anh cán bộ quân y từ thời khắc nổ tiếng súng đầu tiên của cuộc kháng chiến toàn quốc (đêm 1912-1946) cho đến đêm trước ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

| Từ tháng 10-1946, trước lúc kháng chiến toàn quốc nổ ra, chàng sinh viên quân y năm thứ nhất Bùi Đại đã gác bút lên với Việt Bắc chăm sóc thương binh

Quân y vụ Thái Nguyên. Thời gian đó, ông có mặt ở các chiến dịch lớn như: Tây Bắc, Thượng Lào. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954, với tư cách là Trưởng phòng Kế hoạch của Cục Quân y nên 3 tháng trước thời điểm chiến dịch, ông cùng với Cục trưởng Cục Quân y Vũ Văn Cẩn bí mật lên điều tra địa hình, xác định vị trí tập kết của các đội điều trị thương binh. “Bố trí các đội điều trị hợp lý là bài toán khó, làm sao để an toàn, SƠ cứu xong thì thương binh nhẹ có thể trở lại đơn vị chiến đấu tiếp là vấn đề hóc búa với chúng tôi. Hoạt động quân y bắt buộc chúng tôi đi sớm về muộn.Và khi bố đội ta rút khỏi Điện Biên Phủ, tiến về Thủ đô Hà Nội thì chúng tôi là những người cuối cùng rút khỏi trận địa”.

Không chỉ là “chuyên gia dập dịch” trên các chiến trường, năm 1965, ông được mời đi dập dịch ở Sơn La. Lúc đó, người dân Sơn La bị một đợt sốt không rõ nguyên nhân rất nghiêm trọng. Các nhân viên y tế địa phương đã cho người bệnh dùng thuốc chống sốt rét ác tính nhưng bệnh không những không suy giảm mà còn nặng thêm.

TS Bùi Đại được cấp trên điều gấp lên Sơn La với nhiệm vụ đẩy lùi dịch sốt không rõ nguyên nhân này. Ông cùng đồng nghiệp bắt đầu từ những nốt loét trên cơ thể người bệnh. Hỏi cặn kẽ mới biết, vết loét đó là do con ấu trùng mò đốt, chỉ bằng đầu que tăm sau đó do không có thuốc đặc trị nên nó loét to ra. Thì ra trước đó, những ngày đầu 1965, giặc Mỹ điên cuồng ném bom xuống vùng Sơn La và một số địa phương lân cận, nhân nhân ta phải chui vào hang tránh bom. Quá trình lưu trú trong hang bị ấu trùng mò, một loại sống ký sinh trên thân dơi đốt. Phát hiện được nguyên nhân gây dịch, Bùi Đại cùng các đồng nghiệp vui mừng, ôm chầm lấy nhau Vì nắm được nguyên nhân phát dịch. Dịch sốt không rõ nguyên nhân ở Sơn La được đẩy lùi. Từ kinh nghiệm của lần dập dịch này, Bùi Đại ghi chép cẩn thận làm tài liệu dạy sinh viên ngành y sau này. Cách đây ít năm, tại Vũng Tàu, một chuyên gia ngành dầu khí người Nga bị sốt li bì, điều trị ở Bệnh viện 175 hơn 20 ngày mà không tìm được nguyên nhân. Các chuyên gia đầu ngành về bệnh nhiệt đới của các bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh được mời đến hội chẩn nhưng ai cũng lắc đầu. Gia đình bệnh nhân từ Nga bay sang làm thủ tục xin bệnh nhân về nước, mà “về nước" cũng đồng nghĩa với hết hy vọng vì ở Nga không có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh nhiệt đới như ở Việt Nam. Bỗng có ý kiến: “Mời cụ Bùi Đại vào xem sao?"GS Bùi Đại vào thăm, ông phát hiện ngay một vết ấu trùng mò cắn trên người bệnh. Chỉ ít ngày sau, bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện, đến cảm tạ GS Bùi Đại và nói: “Giáo sư đã sinh ra tội lần thứ hai”.

Sau đây là điều mà GS Bùi Đại vẫn trăn trở với thế hệ thầy thuốc trẻ hiện nay. Ông tâm sự: “Nhiều năm nay không còn dịch sốt rét nên các nhà trường, bệnh viện không coi trọng giảng dạy bộ môn này nữa. Nhưng nước ta là nước nhiệt đới, vẫn cần có một đội ngũ tinh thông về loại bệnh này để sẵn sàng đối phó khi cần". Đối với bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, GS Bùi Đại đã tâm huyết viết nhiều cuốn sách như tài liệu chuyên ngành cho các thế hệ sinh viên y khoa, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành truyền nhiễm, ký sinh trùng và các chuyên khoa khác. Những cuốn sách tiêu biểu như cuốn “Dengue xuất huyết”, “Bệnh sốt rét - Bệnh học, lâm sàng và điều trị.

Với những cống hiến quan trọng ấy, Thiếu tướng GS. TSKH. Bùi Đại được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân (tháng 3-1989), Anh hùng LLVT nhân dân (tháng 12-1989), vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (năm 2000). Sự nghiệp “dập dịch, diệt sốt” của ông còn có những lần xuất ngoại, giai đoạn từ 1975 trở lại đây như: Sang Lào đẩy lùi dịch sốt đái đen, qua Trung Quốc chữa dịch viêm màng não rồi về Cam-pu-chia chống dịch hạch. Hiện nay, ông vẫn hằng ngày miệt mài những chồng tài liệu, tiếp tục hành trình không nghỉ của mình trong nghiên cứu các loại dịch bệnh ở Việt Nam.

 

Nhóm phóng viên CTĐ, CTCT,

Báo Quân đội nhân dân

Chia sẻ