Tazocin (SĐK: VN-20594-17)

  03:51 PM 23/11/2022

[Nhập chú thích]

 

1. Thành phần hoạt chất

Mỗi lọ bột Tazocin 4.5g chứa 4g piperacillin natri tương đương với 4g piperacillin và tazobactam natri tương ứng với 0,5g tazobactam, tá dược vừa đủ.

2. Thuốc này là thuốc gì

Tazocin là kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam, phân nhóm penicillin có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn.

3. Chỉ định điều trị

Tazocin được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân và/hoặc tại chỗ gây ra bởi các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram dương và gram âm nhạy cảm với piperacillin/tazobactam hoặc piperacillin:

Người lớn:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa bao gồm viêm nội mạc tử cung hậu sản và bệnh viêm vùng chậu (PID).
  • Nhiễm khuẩn có sốt kèm giảm bạch cầu đa nhân trung tính (nên điều trị kết hợp với aminoglycosid).
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp.
  • Nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn (gram dương/gram âm hiếu khí và kỵ khí).

Trẻ em (từ 2 tuổi trở lên):

  • Nhiễm khuẩn có sốt kèm giảm bạch cầu trung tính (nên điều trị kết hợp với aminoglycosid).
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng.
  • Lưu ý: trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng, có thể bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm với “Tazocin” trước khi có kết quả xét nghiệm về tính nhạy cảm của vi khuẩn.

4. Liều dùng và cách dùng

Đường dùng: Tazocin nên truyền tĩnh mạch chậm (từ 20-30 phút trở lên)

Khoảng thời gian điều trị: thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn và tiến triển về kết quả vi khuẩn học cũng như lâm sàng bệnh nhân.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

Bình thường, liều khuyến cáo hàng ngày là 12g piperacillin/1,5g tazobactam/ngày chia 3 - 4 lần/ngày. Ở bệnh nhân nhiễm trùng nặng, có thể sử dụng liều cao 18g piperacillin/2,25g tazobactam/ngày chia 3 - 4 lần/ngày.

Giảm bạch cầu trung tính ở trẻ em (2-12 tuổi):

Dùng phối hợp với aminoglycoside ở những bệnh nhân sốt kèm theo giảm bạch cầu trung tính.

Trẻ em có chức năng thận bình thường và cân nặng <50kg, nên điều chỉnh liều tới 80mg piperacillin/10mg tazobactam /kg/lần x 4 lần/ngày.

Nhiễm khuẩn ổ bụng ở trẻ em (2-12 tuổi):

- Trẻ em cân nặng < 40kg, có chức năng thận bình thường, 100mg piperacillin/12,5mg tazobactam/kg/lần x 3 lần/ngày.

-  Trẻ em cân nặng > 40kg, có chức năng thận bình thường, theo liều người lớn.

Thời gian điều trị được khuyến cáo tối thiểu là 5 ngày và tối đa 14 ngày, nên tiếp tục dùng thuốc ít nhất 48h sau khi các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng được cải thiện.

Sử dụng ở bệnh nhân suy thận:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Độ thanh thải creatinin (ml/phút)

Liều khuyến cáo

> 40

Không cần hiệu chỉnh liều

20 - 40

Liều tối đa khuyến cáo: 4g/0.5g mỗi 8h

< 20

Liều tối đa khuyến cáo: 4g/0.5g mỗi 12h

Với bệnh nhân đang thẩm tách máu, nên dùng thêm một liều piperacillin/tazobactam 2g/0.25g sau mỗi giai đoạn thẩm tách, vì việc thẩm tách sẽ loại bỏ 30-35% piperacillin trong 4h.

Trẻ em (2-12 tuổi):

Độ thanh thải creatinin (ml/phút)

Liều khuyến cáo

> 50

Không cần hiệu chỉnh liều

≤ 50

70mg piperacillin/8.75mgtazobactam/kg mỗi 8h

Với trẻ em cần thẩm tách máu, nên được dùng thêm một liều 40mg piperacillin/5mg tazobactam/kg sau mỗi giai đoạn thẩm tách.

Sử dụng ở bệnh nhân suy gan:

Không cần thiết phải hiệu chỉnh liều Tazocin ở bệnh nhân suy gan.

5. Chống chỉ định

Trong các trường hợp quá mẫn với bất kỳ b-lactam nào hoặc với các chất ức chế beta-lactamase.

6. Tác dụng không mong muốn

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: nhiễm nấm candida, viêm đại tràng giả mạc…
  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: giảm tiểu cầu, thiếu máu…
  • Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, động kinh…
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, buồn nôn, khó tiêu.
  • Rối loạn da và mô dưới da: phát ban, ngứa, ban đỏ đa dạng, nổi mề đay.
  • Rối loạn toàn thân và tại chỗ: sốt, phản ứng tại chỗ tiêm, ớn lạnh

Piperacillin có liên quan với tăng tỷ lệ sốt và phát ban ở bệnh nhân xơ nang.

7. Tương tác thuốc

Các thuốc chống đông máu: có thể ảnh hưởng đến hệ thống đông máu.

Methotrexat: piperacillin có thể làm giảm thải trừ methotrexat, cần theo dõi nồng độ methotrexat trong huyết thanh để tránh độc tính.

Vancomycin: tổn thương thận cấp có thể tăng lên ở bệnh nhân dùng đồng thời piperacillin/tazobactam và vancomycin.

8. Dược động học

Phân bố: Liên kết với protein huyết tương khoảng 30%. Tazocin phân bố rộng rãi trong các mô và dịch cơ thể bao gồm: niêm mạc ruột, túi mật, phổi, mật, và xương. Nồng độ trung bình trong các mô thường từ 50% tới 100% so với trong huyết tương.

Chuyển hóa: Piperacillin: được chuyển hóa thành chất chuyển hóa desethyl có hoạt tính vi sinh vật yếu. Tazobactam: được chuyển hóa thành một chất chuyển hóa duy nhất không có hoạt tính vi sinh vật.

Thải trừ: Tazocin bài tiết thải trừ qua thận. Piperacillin được bài tiết nhanh chóng dưới dạng không đổi với 68% liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu. Tazobactam và chất chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua thận với 80% liều dùng tìm thấy dưới dạng không đổi và phần còn lại dưới dạng chất chuyển hóa duy nhất. Tazocin cũng được bài tiết qua mật. Thời gian bán thải huyết tương của piperacillin và tazobactam dao động từ 0,7 đến 1,2 giờ và không bị ảnh hưởng bởi liều hoặc khoảng thời gian truyền.

9. Tài liệu tham khảo

Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

 

Chia sẻ